Van điều áp còn có tên gọi khác là van giảm áp, là 1 thiết bị được ứng dụng nhiều trong các thiết bị máy móc công nghiệp, các đường ống dẫn nước tòa nhà chung cư. Vậy chính xác thì van điều áp hay van giảm áp là gì? Cấu tạo van điều áp và nguyên lý van giảm áp hoạt động như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến van điều áp nhé.
Van điều áp hay van giảm áp là gì?
Van giảm áp hay van điều áp còn có tên gọi khác là van an toàn điều chỉnh áp suất làm việc của hệ thống. Các loại van điều áp này có thể mở và đóng tự động. Thường được cài đặt nhiều trong hệ thống bảo vệ an toàn cho đường ống hay một hệ thống khép kín.
Khi thiết bị hoặc áp lực của ống vượt quá mức an toàn thì ngay lập tức van sẽ mở tự động. Đảm bảo cho áp lực trong các đường ống dưới mức áp lực cho phép nhằm ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra.
Nguyên lý hoạt động van giảm áp có khả năng làm giảm mức áp suất bên trong đường ống khi áp suất đã đạt đến một tới hạn nhất định. Loại van giảm áp này có 2 kiểu giảm áp suất là điều chỉnh áp suất của đầu vào xuống thấp hơn ở đầu ra hoặc tự động xả bớt áp suất xuống một mức định để bảo vệ sự an toàn cho toàn hệ thống ứng dụng.
Cấu tạo van điều áp hiện nay có thể thích hợp để vận hành tự động hoặc được vận hành bằng tay. Tùy theo thiết kế van mà nó có thể tự vận hành do mức áp suất lên cao sẽ kích đẩy van để thoát áp lực ra ngoài hoặc sử dụng cảm biến đo áp suất để tự động mở cửa van.
Cấu tạo van điều áp gồm những gì? Nguyên lý van giảm áp hoạt động ra sao?
Van giảm áp trên có 2 dạng chính là: van giảm áp tác động một cách trực tiếp và van điều áp tác động gián tiếp.
Cấu tạo van giảm áp trực tiếp như sau.
- Vỏ van giảm áp(1)
- Ống trượt
- Phần lò xo (3)
- Núm điều chỉnh (4)
- Rảnh nối (5)
- Thùng chứa (6)

Nguyên lý van giảm áp tác động trực tiếp hoạt động.
Dưới đây là Nguyên lý hoạt động van giảm áp trực tiếp
- Tại vị trí ban đầu thì van giảm áp sẽ được mở ra một cách hoàn toàn. Người dùng cần vặn vít điều chỉnh để cửa ra có độ rộng hợp lý sao cho mức áp suất được giữ ổn định.
- Khi áp suất ở đầu ra tăng lên thì mức áp suất trong khoang nối cũng theo đó mà tăng lên, và như thế đẩy ống trượt đi lên làm giảm bớt kích thước cửa ra và làm giảm mức áp suất đầu ra.
- Khi giảm áp suất đầu ra thì phần ống trượt sẽ đi xuống làm tăng diện tích của cửa ra và áp suất sẽ tăng theo. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại làm cho mức áp suất làm việc luôn được ổn định.
Cấu tạo van điều áp gián tiếp gồm những bộ phận sau:
- Ống trượt (1)
- Lò xo để cố định (2)
- Núm xoay (3)
- Lò xo. (4)
- Điều khiển phụ. (5)
- Khoang (6,7,8,11)
- Rãnh (9)
- Khoang nối (10)
Nguyên lý van điều áp tác động gián tiếp.
Lò xo (4) sẽ được thiết lập một mức áp suất lớnn hơn so với áp suất vào. Khi đó ống trượt (1) vẫn đang nằm ở vị trí ban đầu. Nếu ở khoang 6,7 và khoang 8 có mức áp suất với độ lớn bằng áp suất đầu vào thì khi đó khí sẽ tự động đi qua van.
Khi thiết lập cho lò xo(4) một giá trị áp suất đầu ra lớn hơn so với áp suất đầu vào, van phụ sẽ tự mở. Qua rãnh trên ống trượt sẽ tạo ra thành 1 dòng chảy. Đồng thời, áp suất tại các khoang đó sẽ giảm xuống và ống trượt chính sẽ bị nâng lên và làm cho ống trượt tự nâng lên.
Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại, làm cho ống trượt thực hiện các dao động quanh vị trí đã được thiết lập. Mọi sự thay đổi về mức áp suất sẽ không làm thay đổi độ lớn áp suất đầu ra.
Các ứng dụng của van điều áp hay van giảm áp trong cuộc sống.
Van điều áp là một thiết bị cần thiết trong sản xuất công nghiệp và đời sống hằng ngày. Nó có mặt trong các loại máy móc công nghiệp hay các đường ống dẫn nước của các hộ gia đình.
Ứng dụng van điều áp cho máy nén khí.
Thiết bị công nghiệp máy nén khí có áp suất không khí tạo ra tương đối lớn. Mà có nhiều thiết bị cần mức áp suất khí thấp nếu không sẽ dễ dẫn đến hư hỏng thiết bị. Nên người ta đã dùng van giảm áp để điều chỉnh mức áp suất khí của máy nén khí sao cho phù hợp với yêu cầu nhiều công việc hơn.
Ứng dụng van giảm áp trong các đường ống dẫn nước.
Hiện nay việc cung cấp nước đối với các khu công nghiệp bằng đường ống đặc biệt rất thiếu ổn định. Sự thiếu ổn định này sẽ tạo ảnh hưởng xấu làm nguy hại đến các thiết bị dùng trong nhà bạn.
Chính vì vậy mà van điều áp hay van giảm áp là một sự biện pháp ứng dụng để khắc phục vấn đề này. Nó giúp cho áp suất nước trong các đường ống được ổn định tránh gây nổ ay nguy hại cho thiết bị.
Ứng dụng van điều áp trong ngành khai thác mỏ.
Việc khai thác mỏ là một công việc rất nguy hiểm và phức tạp, thường thực hiện ở môi trường có áp suất cao. Các đường ống dẫn các nhiên liệu lại khá phức tạp, hệ thống làm việc liên tục nên nếu không có van giảm áp để điều chỉnh mức áp suất tác động thì các đường ống này rất dễ vỡ.
Ứng dụng van điều áp trong các ngành công nghiệp hàn cắt.
Quá trình hàn hay cắt công nghiệp thường phải sử dụng các loại khí bảo vệ. Và để có những sản phẩm đúng chuẩn thì mức áp suất các loại khí phải theo quy định riêng.
Như các bình khí nén có mức áp suất rất cao là từ 135-150 bar. Nếu các bạn sử dụng trực tiếp sẽ vô cùng nguy hiểm dễ gây cháy nổ. Van giảm áp là biện pháp điều chỉnh mức áp suất đầu ra xuống từ 0-15 bar hay tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau của bạn. Đặc biệt là với các máy cắt cnc nó sẽ giúp các mạch cắt sản phẩm không bị vát và sẽ không bị xỉ nhiều.
Kết luận
Như các thông tin về cấu tạo van điều áp và nguyên lý van giảm áp trên đây các bạn dễ thấy việc áp dụng van điều áp, van giảm áp để có được áp suất khí theo đúng ý là điều vô cùng cần thiết. Liên hệ trực tiếp với MIGCO chúng tôi để được báo giá và tư vấn các loại van điều áp phù hợp, chất lượng nhất.