Bảo trì, lắp đặt thi công hệ thống chiller

Để làm mát không khí cho các không gian của các tòa nhà lớn, hội trưởng, nhà xưởng, trung tâm thương mại,… Người ta không thể sử dụng các loại máy điều hòa thông thường công suất nhỏ. Mà thay vào đó là hệ thống chiller, với công suất hoạt động và cường độ làm việc cao. Chính vì thế, việc bảo trì hệ thống chiller là việc diễn ra thường xuyên. Vậy để hiểu rõ hơn về quy trình này, cùng chúng tôi tìm hiểu quá trình bảo trì, lắp đặt thi công hệ thống chiller.

>>> Liên hệ ngay để nhận báo giá hệ thống chiller: 0937755800

>> Hệ thống chiller là gì – Tổng quan về hệ thống chiller

he-thong-chiller

Lắp đặt hệ thống chiller

Khi di chuyển Chiller cần sử dụng thiết bị nâng hạ tại những điểm hoặc những vị trí được thiết kế sẵn trên thiết bị. Còn với những loại thiết bị khác phải xem xét trọng lượng của chúng để dùng thiết bị nâng hạ vận chuyển hợp lý. Việc này tránh gây hư hỏng cho Chiller.

Phải lắp công tắc dòng chảy ở đầu ra của các bình để đảm bảo rằng bình ngưng có nước giải nhiệt và nước được làm lạnh trong bình hơi.

Đầu ra và vào của các bình có những nhánh rẽ lắp thiết bị đo áp suất nước, đo nhiệt độ và trên các nhánh phải có các van ngắt để ngắt khi cần thay thế các thiết bị đo.

he-thong-chiller-water

Lắp đặt các ống nối mềm tại các vị trí ra vào của bình nhằm giảm độ rung cho hệ thống đường ống khi làm việc. Không cần gắn thêm các thiết bị lọc tại các đầu vào, vì có các bơm van y lọc tại các đầu vào nó sẽ giúp giảm được tổn thất và giá thành. Còn với đầu ra của các bình, cần phải lắp các van cân bằng và van điện điều chỉnh lưu lượng đầu ra.

Phải có các đường nước để xả đáy tại các vị trí thấp nhất của ống góp và vị trí thấp nhất của đường nước. Mục đích của việc này là thuận tiện hơn trong việc vệ sinh các thiết bị.

Ngoài ra, sau khi loại các tác nhân lạnh ra khỏi máy nén thì được đưa vào bình tách dầu. Việc tách dầu giúp làm giảm áp suất ngưng tụ, tăng hiệu quả trao đổi nhiệt của bình nhờ vào việc giảm được tối thiểu lượng dầu bám bẩn trên bề mặt các ống.  Khi mà áp suất cao vượt mức cho phép thì cụm Chiller sẽ dừng hoạt động. Bởi vì cảm biến áp suất ngưng tụ tại bình tách dầu.

Dầu trước khi về máy nén phải qua thiết bị lọc dầu và sau đó sẽ về máy nén theo 2 đường đó là ổ đỡ và phun vào roto. Việc phân phối dầu vào hai con đường này được là nhờ vào việc thực hiện kết hợp bằng hai tín hiệu lấy từ máy cảm biến mức dầu và cảm biến áp suất dầu hồi. Bên cạnh đó, cảm biến áp suất dầu cũng đưa tín hiệu ngắt cụm Chiller khi áp suất quá thấp.

Để đảm bảo áp suất bay hơi không quá thấp tại bình bay hơi có lắp cảm biến tín hiệu áp suất thấp.

Mặc dù sử dụng bình tách dầu, nhưng vẫn có một lượng dầu nhỏ vẫn sẽ theo các tác nhân lạnh đi qua bình ngưng và van tiết và để đi vào bình bay hơi. Chính vì thế, tại bình bay hơi người ta sẽ lắp bơm hồi dầu để có thể hồi lại được lượng dầu đó về máy nén. Hoạt động của bơm này dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa ngưng tụ và áp suất bay hơi.

Chiller được lắp đặt trên hệ thống lò xo hoặc đế cao su với mục đích là đảm bảo sự ổn định trong quá trình vận hành. Độ nghiêng của thân bình bay hơi theo quy định không thể vượt quá 5mm trên toàn chiều dài bình. Việc này giúp tránh hiện tượng dầu bị dồn lại một phía và không về được máy nén

Bảo trì hệ thống Chiller

sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống chiller là việc diễn ra thường xuyên nhằm giúp máy hoạt động hiệu quả. Đồng thời, sớm phát hiện được các hư hỏng để có thể thể sửa chữa kịp thời.

Bảo trì hệ thống máy nén

  • Nếu như máy nén hoạt động 6h/ ngày thì phải tiến hành thay dầu định kỳ 12 tháng/lần.
  • Còn nếu máy hoạt động 8h/ngày thì định kỳ 6 tháng/lần.

Bảo trì bầu lạnh

  • Việc bảo trì bầu lạnh là nhờ vào dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Bên cạnh đó, do dung dịch tẩy rửa là chất ăn mòn kim loại nên cần phải xả dung dịch tẩy rửa ra khỏi bầu lạnh.

Bảo trì bầu nóng

  • Về cơ bản thì việc bảo trì bầu nóng cũng tương tự với việc bảo trì bầu lạnh.

Bảo dưỡng dàn nóng tỏa nhiệt bằng gió

  • Việc bảo dưỡng dàn nóng tỏa nhiệt bằng gió cần phải có thiết bị xịt rửa chuyên dụng.
  • Sau đó, tiến hành kiểm tra căn chỉnh quạt gió, tra dầu mỡ và kiểm tra vòng bi.

Bảo dưỡng bơm nóng, lạnh

  • Bơm nóng lạnh thì cần phải kiểm tra và bảo dưỡng độ hút. Định kỳ tra dầu mỡ cho vòng bi, bạc. Và kiểm tra hệ thống điện, mát điện ra vỏ.

Bảo trì thiết bị ngưng tụ

  • Nếu thiết bị ngưng tự không bảo đảm nó sẽ ảnh hướng đến hiệu suất của toàn hệ thống cũng như tuổi thọ và độ an toàn. Do đó, cần phải tiến hành vệ sinh định kỳ, thông thường là 3 tháng/lần.

Bảo trì tháp giải nhiệt

  • Chức năng của tháp giải nhiệt trong hệ thống Chiller là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Chính vì thế, cần phải thường xuyên bảo trì tháp giải nhiệt theo định kỳ.

Bảo trì thiết bị bay hơi

  • Trong các bộ phận của hệ thống Chiller thì thiết bị bay hơi là bộ phận ít bị hư hỏng. Tuy nhiên, quá trình sử dụng lại xuất hiện tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. Chính vì thế, thường xuyên xả dầu tồn trọng bên trong bình.

Bảo trì bơm

  • Bất kì một thiết bị nào của hệ thống Chiller cũng cần phải bảo trì, kiểm tra thường xuyên.
  • Hệ thống bơm cũng vậy cần phải kiểm tra liên tục nhằm phát hiện các sự cố để xử lý kịp thời

Vệ sinh quạt

  • Kiểm tra và căn chỉnh các quạt, kiểm tra độ ồn, độ rung, dây đai. Nhằm trường hợp có sự cố nghiêm trọng phát hiện sửa chữa kịp thời.

Hy vọng với một số thông tin chúng tôi cung cấp trên phần nào đó giúp mọi người hiểu rõ hơn về hệ thống chiller, cũng như quá trình bảo trì, lắp đặt hệ thống chiller.

.
.
.
.