Các phương pháp tiệt khuẩn, các phương pháp tiệt trùng khác nhau được sử dụng trong bệnh viện sẽ được chúng tôi liệt kê chi tiết dưới đây để các bạn có thêm cho mình được nhiều kiến thức thật bổ ích. Các công việc làm sạch, phương pháp tiệt khuẩn và các phương pháp tiệt trùng được thực hiện đúng cách rất quan trọng trong việc hạn chế lây truyền các loại vi sinh vật từ các dụng cụ hay thiết bị dùng lại. Mức độ khử khuẩn sẽ tùy thuộc vào nguy cơ gây nhiễm trùng khi các dụng cụ được dùng lại.
Các nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ:
- Dụng cụ khi dùng cho mỗi bệnh nhân phải được xử lý một cách thích hợp
- Dụng cụ sau khi được xử lý thì phải bảo quản để đảm bảo vô khuẩn và an toàn cho đến lúc sử dụng.
- Nhân viên y tế phải được huấn luyện và trang bị đầy đủ những phương tiện phòng hộ khi xử lý các dụng cụ trong y tế
- Dụng cụ y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh phải được quản lý và xử lý tập trung.
Các phương pháp tiệt khuẩn trong bệnh viện
Tất cả dụng cụ thiết yếu có tiếp xúc với các mạch máu, niêm mạc không nguyên vẹn hay những vị trí vô trùng trên cơ thể đều phải được tiệt khuẩn.
Các phương pháp tiệt khuẩn sẽ dựa trên một quy trình vật lý hay hóa học để tiêu diệt tất cả các dạng vi khuẩn, bao gồm nội bào tử vi khuẩn có sức đề kháng cao.
Các phương pháp tiệt khuẩn là một quy trình mà yêu cầu phải tuân theo các nguyên tắc để đạt được và duy trì độ tiệt khuẩn.
Ngoài ra, có nhiều loại chất khử khuẩn hoá học khác nhau được dùng như chất tiệt trùng khi ở nồng độ cao hơn và thời gian tiếp xúc lâu hơn tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Những chất khử khuẩn này thường được sử dụng để tái xử lý những dụng cụ, thiết bị dùng lại không chịu nhiệt.
Dưới đây là các phương pháp tiệt khuẩn bằng máy trong bệnh viện thường được sử dụng:
1. Phương pháp tiệt trùng bằng hơi nóng ẩm autoclave
Với phương pháp tiệt khuẩn này thì điều chỉnh mức nhiệt độ 121oC và thời gian tiệt khuẩn trong 30 phút cho các dụng cụ có gói. Hay tiệt khuẩn 20 phút cho các dụng cụ không gói với mức áp suất 1036 Bar
Tiệt khuẩn nhanh thì giữ mức nhiệt 134oC trong 4 phút với mức áp suất 2026 Bar
Ưu điểm của phương pháp tiệt trùng này là an toàn cho môi trường và các nhân viên y tế khi thực hiện. Thời gian tiệt khuẩn các mẻ dụng cụ ngắn mà hoàn toàn không độc hại, không tốn kém, không cần phải thông khí
Nhược điểm: Hiệu quả tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm sẽ bị suy giảm nếu khí đọng, dụng cụ ướt nhiều và chất lượng hơi nước thấp. Phương pháp tiệt khuẩn này có thể làm hư hại các bộ phận thiết bị nhạy cảm với nóng và hơi ẩm .
2. Phương pháp tiệt khuẩn bằng khí (sử dụng chất khí ethylene oxide EO hay formaldehyde)
Phương pháp tiệt khuẩn bằng EO:
Nếu dùng máy Ethylene oxide cho phương pháp tiệt khuẩn này thì cần điều chỉnh nồng độ khí ở mức 450-1200 mg/l và nhiệt độ là 29-65 oC, độ ẩm nằm trong khoảng 45-85% với thời gian tiếp xúc là 2-5 giờ.
Ưu điểm của phương pháp tiệt khuẩn EO là chất khí này có thể xuyên qua vật liệu đóng gói và nhiều loại nhựa khác nhau nên phù hợp với hầu hết các loại vật liệu y tế. Giám sát và vận hành phương pháp này rất đơn giản.
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là cần thời gian tiệt khuẩn dài và cần thời gian thông khí. Thiết kế phòng tiệt khuẩn nhỏ và chất khí Eo có thể dễ cháy, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn không tuân thủ đúng quy tắc làm việc.
Phương pháp tiệt trùng bằng khí Formaldehyde:
Nếu bạn dùng khí Formaldehyde để tiệt trùng các loại dụng cụ, thiết bị y tế thì có thể yên tâm hơn về độ an toàn vì nó là chất khí không dễ cháy nổ, thích hợp với hầu hết các loại vật liệu y tế.
Nhược điểm của phương pháp này là tồn du chất formaldehyde trên bề mặt và nếu ở trên mức cảnh báo có thể gây độc hay dị ứng nên phải tiến hành loại bỏ lượng khí dư kéo theo thời gian tiệt khuẩn của phương pháp này khá dài.
3. Phương pháp tiệt khuẩn bằng Plasma
Người ta sử dụng máy tiệt khuẩn bằng Plasma (Sterrad) cho các dụng cụ, máy móc thiết bị y tế.
Tiệt khuẩn bằng Hydrogen peroxide plasma ở mức nhiệt độ là 50-55oC với thời gian 1 chu kỳ là 55- 75 phút.
Chính vì thực hiện ở mức nhiệt độ thấp nên thích hợp với các dụng cụ nhạy cảm với nhiệt, khi thực hiện không cần thông khí. Đảm bảo an toàn cho môi trường và nhân viên y tế khi thao tác, không có tồn cặn độc hại mà quá trình vận hành, giám sát và lắp đặt máy móc vô cùng đơn giản.
Nhược điểm của phương pháp này là không thể tiệt khuẩn cho Cellulose, các dụng cụ đồ vải và những thiết bị chứa chất lỏng và không tiệt khuẩn được cho các dụng cụ ống có một đầu bít.
4. Phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt khô
Khi dùng phương pháp tiệt trùng bằng hơi nóng khô này người ta sẽ dùng máy hấp khô và điều chỉnh ở mức nhiệt 170oC trong 2 giờ hoặc 180 oC trong 1 giờ.
Ưu điểm của phương pháp này là độ ăn mòn thấp, có thể xuyên sâu vào chất liệu, an toàn cho môi trường và không cần thông khí. Tuy nhiên phương pháp này cần thời gian tiệt khuẩn dài hơn và trong quá trình tiệt khuẩn thì các bộ phận nhạy cảm với nhiệt độ có thể bị hư hại.
Tùy theo khả năng kinh tế của mỗi đơn vị y tế, cơ sở khám chữa bệnh cũng như mức độ xử lý, cần làm sạch đến đâu mà bạn cân nhắc chọn lựa các phương pháp tiệt khuẩn cho phù hợp.
> Ethylene oxide – EO là gì? Ứng dụng của etilen oxit trong y tế