Áp khí ethylene vào thân cây cao su sẽ làm chậm quá trình đông mủ, giúp mủ ra nhiều hơn. Phương pháp cạo mủ bằng khí ethylene này sử dụng bộ áp khí đưa khí ethylene vào để kích thích cây. Nó kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ chậm đông, giúp cho mủ chảy dai hơn. Tìm hiểu ngay kỹ thuật cạo mủ cao su này nhé.
Đây là phương pháp cho kết quả tốt nhất trong tất cả các phương pháp lấy mủ từ trước đến nay, kể cả cạo truyền thống. Và không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su.
Lấy mủ cao su bằng áp khí ethylene
Theo chuyên gia nông nghiệp, ethylene là một hormone thực vật có trong cao su.
♦ Nó đóng vai trò phát triển bộ rễ, tham gia vào sự vận hành tuyến mủ.
♦ Nó kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ chậm đông, giúp cho mủ chảy dai hơn.
Để thực hiện kích thích tạo mủ, làm chậm quá trình đông mủ, giúp mủ chảy nhiều và lâu hơn, ta sử dụng bộ áp khí đưa khí ethylene vào cây.
Sử dụng bơm định lượng để điều chỉnh lượng khí bơm vào cây theo yêu cầu của mình. Với bơm định lượng, bạn có thể kiểm soát được lượng mủ chảy ra, và không phá sức của cây.
Ưu điểm của cạo mủ bằng khí ethylene
Việc áp dụng kỹ thuật áp khí lấy mủ bằng khí ethylene vào các vườn cao su mang lại rất nhiều ưu điểm.
Giảm số lượng ngày công lao động trong việc thu hoạch.
Ngày mưa vẫn có thể thu hoạch được.
Kéo dài tuổi thọ của cây lên gấp đôi.
Thay vì thực hiện việc khai thác mủ vào ban đêm thì với phương pháp cạo mủ cao su bằng khí ethylene ta sẽ thực hiện khoan, chọt, cạo miệng hay lấy mủ được vào ban ngày.
Cây phát triển hơn, ra lá nhanh hơn.
Cây không bị mất da, và cho gỗ tốt sau này.
Có thể điều chỉnh được lượng mủ ở mức phù hợp hoặc dừng chảy.
Nguyên lý lấy mủ bằng khí ethylene
Trong quá trình cây cao su bị khai thác, lượng mủ khai khác càng nhiều thì hormone ethylene ngày càng giảm, lượng hormone bị thiếu hụt càng cao, cho dù lớp da tái sinh hình thành trở lại.
Để khắc phục tình trạng trên, việc bơm thêm khí ethylene vào cây nhằm bổ sung thêm hormone giúp cây tái tạo mủ và phục hồi tuyến mủ trở lại. Ngoài ra, ethylene còn góp phần giúp cây cao su tăng trưởng.
Quá trình cạo mủ bằng khí ethylene
Những năm trước đây, kết quả từ việc chuyển giao công nghệ cạo mủ bằng khí etilen đạt được dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, ở thời điểm đó chi phí khá cao nên không được nhân rộng đại trà.
Và để giảm thiểu chi phí, người ta sử dụng khí etilen có độ tinh khiết thấp, lẫn nhiều tạp chất khí khác. Với nhiều tạp chất khí như vậy, đã gây ảnh hưởng xấu tới cây cao su.
Việc bơm quá nhiều khí với diện tích áp khí lớn, không thay đổi vị trí, lấy lượng mủ lớn liên tục thì chỉ sau 3 tháng cây sẽ bị ảnh hưởng, gây tình trạng giảm mủ hay gọi là khô cây.
Vì vậy, việc sử dụng khí ethylen khai thac cao su trong thời gian đó rất tiêu cực.
Nhưng với ngày nay, thị trường trong nước đã sản xuất được những bộ áp khí gọn nhẹ, chi phí thấp.
Nguồn khí ethylene tinh khiết cao dồi dào, chất lượng. Mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Chi phí cạo mủ bằng khí ethylene bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường trong nước, nếu sử dụng bộ áp khí ethylene cho cây cao su do Việt Nam sản xuất thì chi phí mỗi lần bơm mất khoảng 100 đồng/cây. Chi phí khí etilen khoảng 2.000 đồng/cây/năm.
Với mức chi phí này, so với những ưu điểm được kể trên mà phương pháp này mang lại thì thật sự quá rẻ để áp dụng.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc kích thích mủ. Thuốc có nguồn gốc từ trung quốc, có dạng lỏng.
Giá thành loại thuốc này rất rẻ, nhưng không mang lại hiệu quả. Vì vậy, bà con nên chọn đúng địa chỉ tin cậy để mua hàng đảm bảo và chất lượng.
>> Bật mí: Khí C2H4 – Khí Ethylene mua ở đâu uy tín
Phương pháp khoan lấy mủ bằng khí ethylene có rất nhiều ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích cũng như hiệu quả kinh tế cao.
Nhưng, nếu không sử dụng đúng cách, không đúng kỹ thuật thì cây sẽ bị kiệt sức, dễ bị bệnh. Vì vậy, bà con nên tìm hiểu thông tin và chọn nơi mua hàng đảm bảo.
Nếu bà con cần thêm thông tin hay cần mua khí ethylene, bơm định lượng, bộ áp khí ethylene thì có thể liên hệ với Migco để được tư vấn giải đáp và hướng dẫn.
Hotline: 093.77.55.800
Hướng dẫn áp khí lấy mủ bằng khí Ethylene
Chuẩn bị dụng cụ để lấy mủ cao su bằng khí ethylene
- Bộ áp khí: nắp chóp, túi khí, nắp bít gắn vào đầu dây dài của túi khí, đồ đóng nắp chóp.
- Khoan, búa, bàn chải.
- Máng chứa mủ hoặc ống lấy mủ.
- Bộ bơm khí ethylene: Bình khí ethylene tinh khiết, bơm định lượng, van.
- Dụng cụ che mưa
Hướng dẫn áp khí lấy mủ bằng khí
Lắp bộ áp khí vào thân cây cao su
Vị trí đóng nắp chóp:
- Đối với cây mới mở miệng: Đóng nắp chóp ở vị trí 60 cm.
- Đối với cây đã cạo 1 mặt: Đóng nắp chóp ở phía trên bảng cạo khoảng
- Đối với cây cạo 2 mặt: Đóng nắp chóp dưới bảng cạo khoảng 10 cm như hình c.
Cách đóng nắp chóp và gắn túi khí
- Sử dụng bàn chải làm sạch lớp vỏ chết bên ngoài. Và đóng nắp chóp lún đều sao cho mủ không chảy vào nắp chóp.
- Sau khi đóng nắp chóp xong, kiểm tra mủ không chảy vào nắp chóp thì ta tiến hành gắn túi khí. Tốt nhất nên để qua vài tiếng rồi kiểm tra lại xem có bị chảy mủ không rồi hãy gắn túi khí nhé.
Bơm khí ethylene
- Điều chỉnh lượng khí tăng hay giảm đến khi đạt sản lượng mủ.
- Sau khi đạt được sản lượng khí, tăng khí từ từ để tăng sản lượng khí và theo dõi độ. Nếu lượng mủ tăng nhưng độ không giảm thì tiếp tục duy trì. Nếu độ giảm thì giảm lượng khí.
Hướng dẫn khoan lấy mủ bằng khí
Vị trí khoan:
- Nếu nắp chóp di chuyển xuống dưới như hướng mũi tên đi xuống ở hình a và c thì tiến hành khoan lỗ trên trước, lỗ dưới sau. Khoan theo thứ tự từ 1 đến 10 như hình dưới đây.
- Nếu nắp chóp di chuyển lên trên như hướng mũi tên đi xuống ở hình a và b thì tiến hành khoan lỗ dưới trước, lỗ trên sau. Khoan theo thứ tự như hình dưới đây.
Cách khoan:
- Sau 48 tiếng kể từ khi bơm khí ethylene vào cây cao su, ta tiến hành khoan lấy mủ. Những lần khoan sau cách tối tiểu 12 tiếng.
- Chỉnh độ trượt của khoan ở mức 1, mũi khoan quay theo chiều kim đồng hồ. Tiến hành khoan theo các vị trị như đã nói ở trên.
- Khi khoan cảm giác không vào được nữa thì rút ra, không nên dùng lực mạnh ép vào khoan nhé.
- Thời gian khoan: Tốt nhất trước 6h sáng hoặc sau 15h.
Lấy mủ cao su
- Gắn máng chứa mủ vào dưới vị trí chuẩn bị khoan.
Che mưa
Che mưa bằng nilon
- Lấy nilon kích cỡ 60*70 với cây nhỏ, 70*80 với cây lớn. Vòng quanh thân cây phía trên nắp chóp rồi dán băng keo thật chặt ở đầu trên (loại băng keo hay dán hàng)
- Hoặc có thể trét keo rồi dán băng keo để tránh nước tuyệt đối.
- Có thể làm thêm 1 kiềng sát phía trên để thêm hiệu quả
- Khu vực có gió mạnh cần treo thêm 2 cục đá vào 2 góc nilon như váy che mưa của nông trường hay dùng.
Khoan dùng ống dẻo 10 ly, đầu nút 6 ly và nắp che mưa:
- Chỉnh kiềng sao cho miệng chén nằm dưới nắp chóp 25cm. Nắp nên cột dây vào kiềng cho dễ thao tác. Mũi khoan dùng mũi 5.8 – 5.9 ly
- Lần bơm khí đầu, mủ sẽ đặc, vì vậy nên dùng máng sắt hứng mủ. Sau khi mủ hết đặc rồi mới dùng ống và đầu nút lấy mủ.
Khoan dùng ống dẻo 5 ly cắt ngắn 5-7cm và che mưa bằng nilon:
- Sử dụng cách này thì mủ sẽ đông thành dây trong ống dẻo, chỉ cần rút ra là sạch mủ.
- Che mưa nilong làm theo hướng dẫn như trên.
- Mũi khoan dùng mũi 4.8 – 4.9 ly
Khoan dùng máng bấm ghim trét keo
- Làm máng bấm ghim trét keo (giống máng hứng mưa) dưới vùng da khai thác để hứng mủ khi khoan
Trên đây là phương pháp lấy mủ cao su bằng khí ethylene. Nếu bà con cần thêm thông tin hay cần mua khí ethylene, bơm định lượng, bộ bơm khí ethylene thì có thể liên hệ với Migco để được tư vấn giải đáp và hướng dẫn.
Hotline: 093.77.55.800