Nguồn phát sinh khí SO2?
Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được có nhiều nguồn phát sinh khí SO2 trên trái đất:
Khí SO2 được sinh ra chiếm phần nhiều nhất ở các núi lửa khi phun trào. Mỗi lần núi lửa phun trào thì có thể giải phóng vào không khí hàng triệu tấn SO2.
Khí Sulphur dioxide cũng là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất xi măng silicat canxi.
SO2 phát sinh khi bạn đốt bất cứ loại nguyên liệu nào hàng ngày như than đá, khí, các loại gỗ và những chất hữu cơ khác như phân khô, rơm rác…. Khi nồng độ khí SO2 đạt đến 5 phần triệu thì các hội chứng bệnh lý ở con người tiếp xúc bắt đầu xuất hiện.
Là một loại khí sản sinh ra khi nấu chảy các kim loại.
Tuy nhiên, nguồn phát sinh khí SO2 gần gũi với con người chính là từ khí sinh ra có mặt trong khói thuốc lá, khí thải từ các nhà máy, từ hệ thống lò sưởi, và các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô… Tất cả khí này gây ô nhiễm môi trường không khí.
Theo báo cáo gần nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA vào năm 2017 thì than đá và dầu mỏ chính là 2 loại nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Với trọng lượng tương ứng của 2 nhiên liệu này khoảng 4.32 và 4.4 tỷ tấn. Trong đó thì lưu huỳnh (S) chiếm trung bình tầm 1% trong tổng các nhiên liệu này, nên lượng khí SO2 mỗi năm sẽ được xả thải ra môi trường trung bình khoảng 60 triệu tấn/năm.
Con số này còn chưa tính bao gồm các nguồn phát sinh SO2 từ các ngành công nghiệp khác nữa.
Tính chất hóa học của Khí SO2
Khí sunfurơ SO2 là chất khí không màu, có mùi hắc, độc và nặng hơn không khí và tan trong nước.
Điểm nóng chảy của khí SO2 là -72,4 độ C và điểm sôi của nó là – 10 độ C. Ngoài ra, khí này còn làm vẩn đục nước vôi trong Ca(OH)2 và làm mất màu dung dịch brom và màu của cánh hoa hồng.
SO2 là một oxit axit có thể tan trong nước và tạo thành dung dịch H2SO3 là axit yếu (nhưng nó vẫn có đầy đủ các tính chất hóa học của axit).
- S+O2--> SO2
- SO2 + H2O --> H2SO3
Khi tác dụng một chất oxi hóa mạnh thì khí SO2 là chất khử
- SO2 + Br2 + 2H2O --> 2HBr + H2SO4(Phản ứng làm mất màu nước Brom)
- 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O --> K2SO4 + 2MnSO4 + 2 H2SO4
SO2 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh hơn
- SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O
- SO2 + 2Mg --> S + 2MgO
Cách điều chế so2 trong công nghiệp và thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, điều chế khí so2 theo phản ứng:
- Na2SO3 + H2SO4 --> Na2SO4 + H2O + SO2
2 cách điều chế so2 trong công nghiệp:
- Từ lưu huỳnh: Đốt lưu huỳnh trong không khí S + O2 (to) --> SO2
- Từ các quặng pirit sắt FeS2: 4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2
Hướng dẫn cách xử lý khí SO2 hiệu quả và an toàn
Bên cạnh những doanh nghiệp có nhu cầu mua sử dụng khí SO2 thì song song đó cũng có những nhà máy và xưởng sản xuất thường xuyên hoạt động và thải ra khí SO2. Hiện nay có các phương pháp xử lý hấp thụ khí SO2 hiệu quả nhất như sau:
Hấp thụ khí SO2 phát thải ra bằng dung dịch sữa vôi
Sữa vôi có công thức hóa học là Ca(OH)2 sẽ được trộn và phun trực tiếp vào tháp sấy khô và dùng các khí thải từ lò đốt để làm các chất cấp nhiệt.
Hạt dung dịch bắt đầu khô dần trong khí thải và hấp thu khí SO2. Hỗ hợp này sẽ được thu lại sau buồng phun trong thiết bị thu bắt bụi.
Dùng dung dịch Xút để hấp thụ khí SO2
Hiện nay có một vài cách dùng tháp phun kết hợp cùng với tháp đệm lọc hấp thu khí SO2 bằng dung dịch Xút (NaOH) thay thế cho dung dịch sữa vôi.
Với dung dịch này có thể tránh bị nghẹt hệ thống phun dung dịch như dùng vôi và chỉ hấp thụ SO2.
Nhưng biện pháp sử dụng hệ thống Xút này khá tốn kém và đòi hỏi là các khí thải phải được làm nguội lại trước khi qua xử lý.
Hấp thụ chất khí SO2 bằng cách dùng dung dịch Soda
Dung dịch NAOH sẽ được thay thế bằng dung dịch Soda để hấp thụ khí lưu huỳnh điôxit.
Ngoài ra còn có rất nhiều cách xử lý khí SO2 khác nhau và hiệu quả dựa trên những phản ứng hóa học.
Chúc các bạn hãy chọn phương pháp cho mình những phương pháp loại bỏ khí thải phù hợp nhất và biết thêm nhiều thông tin hữu ích từ bài viết này nhé.
Khí SO2 có độc không?
Lưu huỳnh đioxit được biết đến với những tác hại là một trong những chất gây ra ô nhiễm môi trường. Đồng thời SO2 là một trong những chất gây ra các hiện tượng mưa axit (gồm NOX,…) khi kết hợp với các hạt nước nhỏ, nó sẽ ăn mòn các công trình xây dựng, tòa nhà các cầu đường,….
Khí SO2 bị xem là một mối nguy hại gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường, phá hoại cây cối, biến những đất đai màu mỡ thành vùng hoang mạc:
- 2SO2 + O2 + 2H2O --> 2H2SO4
Khí SO2 có thể gây bệnh cho con người như viêm phổi, đau mắt, gặp các tình trạng viêm đường hô hấp…
Khí SO2 còn tạo ra các các hạt axit H2SO4 nhỏ li ti dễ dàng xâm nhập qua phổi để vào hệ thống bạch huyết.
Trong máu thì chất khí SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học làm giảm mức độ dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn việc chuyển hóa đường và protein. Gây nên hiện tượng thiếu vitamin B và C, tạo ra các methemoglobin để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+(kết tủa) trong mạch máu gây tắc nghẽn cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxy của các hồng cầu. Và sau đó là gây co hẹp phần dây thanh quản, gây khó thở.
Trên đây là những tác hại cơ bản có thể gây ra của khí SO2. Song song với những tác hại khí So2 gây ra thì nó cũng có những ứng dụng quan trọng được áp dụng vào trong sản xuất công nghiệp.