Nồng độ khí metan trong khí quyển Trái đất tăng khoảng 150% kể từ những năm 1750. Và chất khí này chiếm 20% tổng lượng các khí nhà kính trên toàn cầu.
Khí Methane có nhiều ứng dụng khác nhau và chủ yếu dùng làm nhiên liệu. Đốt cháy Khí Metan có mặt oxi sau phản ứng sẽ sinh ra CO2 (cacbon dioxit) và H2O (nước):
CH4 + 2 O2 → CO2 + 2 H2O
Khí Methane là một khí gây hiệu ứng nhà kính và thực tế trung bình cứ 100 năm mỗi kg khí CH4 làm Trái Đất nóng lên gấp 25 lần so với 1 kg CO2. Chất khí này đã được phát hiện ở vài nơi trong Hệ Mặt Trời, bầu khí quyển mỏng trên Mặt Trăng và ở các đám mây giữa những ngôi sao trong vũ trụ
Thành Phần (tính chất ) của Khí Methane gồm những gì ?
Về liên kết trong khí Methane:
Methane là một phân tử cấu tạo tứ diện với bốn liên kết C-H tương đương.
Tính chất vật lí của chất khí metan
Ở điều kiện tiêu chuẩn nhiệt độ phòng và áp suất tiêu chuẩn, Methane là một loại khí không màu, không mùi. Là khí rất dễ cháy, khi cháy tạo ngọn lửa màu xanh da trời. Bắt lửa nhanh trong phạm vi nồng độ (5,4-17%) ở không khí mức áp suất tiêu chuẩn.
Nhưng khi sử dụng hay ứng dụng vào các lĩnh vực người ta thường trộn thêm vào nó những chất có mùi hay tạo mùi. thường là hỗn hợp chứa tert-butylthiol có tác dụng để dễ dàng phát hiện nếu có rò rỉ.
- Nhiệt độ hóa lỏng của Methane: −162 °C,
- Nhiệt độ hóa rắn của Methane: −183 °C,
- Khối lượng riêng 0.717 kg/m3
Metan không tạo ra các liên kết hiđro nên không hòa tan trong những dung môi phân cực như nước. Nó chỉ chỉ tan trong các dung môi không phân cực. Methane không có tính dẫn điện
Phản ứng hóa học của Methane:
Các phản ứng hóa học chính của khí Methane là phản ứng cháy, phản ứng với hơi nước tạo ra khí hidro, phản ứng cháy với chất oxi và phản ứng phân hủy sản phẩm tạo axetilen C2H2 và halogen hóa hay phản ứng thế với các halogen clo, brom. Nó còn có các phản ứng axit-bazơ
Lịch sử hình thành khí Methane
Năm 1776
Nhà vật lý Alessandro Volta đã xác định khí Methane có tồn tại ở những đầm lầy của hồ Maggiore ở Ý và Thụy Sĩ vào tháng 11 năm 1776.
Lý do để nhà vật lý này tìm kiếm chất khí này là do ông đã đọc một bài báo của Benjamin Franklin viết về loại không khí dễ cháy. Volta đã tiến hành thu thập loại khí này từ đầm lầy.
Và 2 năm sau đó ông đã cô lập được 1 loại khí gas tinh khiết đồng thời chứng minh rằng chất khí này rất dễ cháy.
Năm 1866
Tên gọi Methane chính thức được ra đời bắt nguồn từ methanol do nhà hóa học người Đức August Wilhelm von Hofmann đặt tên.
Năm 1750 và đến năm 1998
Chất khí Methane trong khí quyển có gây hiệu ứng nhà kính. Mật độ của chất khí đã tăng khoảng 150% từ những năm 1750 và đến năm 1998, mật độ xuất hiện trung bình của CH4 trên bề mặt Trái Đất là 1745 ppb.
Mật độ khí Methane ở bán cầu Bắc cao hơn những nơi khác vì ở đó có nhiều nguồn mêtan hơn (kể cả từ nguồn thiên nhiên lẫn nhân tạo). Mật độ của Methane thay đổi theo từng mùa và thấp nhất vào cuối mùa hè.
Ở mức áp suất lớn như ở bên dưới đáy đại dương, chất khí Methane kết hợp với nước tạo ra một dạng sàng rắn có tên gọi là mêtan hydrat. Có lẽ rất nhiều khối lượng khí mêtan bị giữ lại ở dưới dạng này tại đáy biển.
Sự giải phóng một cách đột ngột của 1 thể tích lớn khí Methane từ những nơi đó vào bầu khí quyển được xem là một giả thuyết về nguyên nhân dẫn tới các hiện tượng Trái Đất nóng lên trong quá khứ xa hay đỉnh cao là khoảng 55 triệu năm về trước.
Các nhà khoa học đã ước tính trữ lượng quặng metan hydrat dưới đáy các đại dương vào khoảng 10 triệu triệu tấn (10 exagram).
Giả thuyết rằng nếu như nhiệt độ Trái Đất tăng lên đến một nhiệt độ nhất định thì toàn bộ lượng metan tích trữ này này nếu một lần nữa bị giải phóng đột ngột vào bầu khí quyển có thể khuếch đại hiệu ứng nhà kính và làm Trái Đất nóng lên nhiều lần đến mức chưa từng có.
Những nghiên cứu mới phát hiện về khí Methane
Gần đây nhất, có một số nghiên cứu tại vùng biển Bắc cực đã chứng minh rằng khí Metan có khả năng làm giảm sự nóng lên toàn cầu. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta được biết ở trên, vậy tại sao lại có kết quả đó?
Theo kết quả nghiên cứu khi khí Methane thoát ra từ tầng đáy biển sẽ tăng cường hấp thu khí CO2 có trong nước biển. Theo đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học, lợi ích từ quá trình hấp thụ CO2 cho khí quyển lớn hơn khoảng 230 lần so với hiệu ứng làm ấm lên từ khí thải Methane.
Tuy nhiên đây là kết quả thu được này chỉ giới hạn trong một số khu vực nghiên cứu. Hi vọng những nghiên cứu khoa học này sẽ mở ra một phương pháp mới hiệu quả làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Khí Methane có độc hay không?
Methane là khí không độc, tuy nhiên đây là chất khí rất dễ bắt lửa và có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ với không khí. Methane lại phản ứng mạnh với chất có tính oxy hóa, halogen, và một số hợp chất hóa học chứa halogen.
Methane cũng gây ngạt nguy hiểm cho con người khi thao tác sử dụng nó trong một không gian kín. Nó sẽ gây ngứa khó chịu nếu nồng độ oxy trong không khí xung quanh giảm xuống dưới 16%.
Vận chuyển, giao nhận và sử dụng khí Methane
Methane được sử dụng rất nhiều trong các quá trình lĩnh vực hóa học công nghiệp. Nó có thể vận chuyển giao nhận dưới dạng lỏng (hóa lỏng, hoặc LNG).
Khí Methane được vận chuyển trong các chai khí chứa áp lực 40, 47, 50 lít, áp suất bình chứa 250bar, áp suất sử dụng 150bar.
Trên đây là thông tin về khí Metan CH4. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về khí Metan là gì, lịch sử hình thành, tính chất cũng như ứng dụng của Metan CH4 mang lại.
Nếu bạn đang muốn tìm đơn vị cung cấp khí Metan CH4 chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.